Chưa phân loại · 07/04/2021 1

Bảo vệ (Protection): Điều bạn chưa biết về bảo hiểm

Bài này mình tìm thấy trên mạng và cảm thấy rất bổ ích và quan trọng với tất cả các bạn trẻ, vì vậy xin được phép chia sẻ lại lên blog này. Cám ơn bác kimiquy

Lưu

[Sưu tầm] Tài chính cá nhân / Tài chính gia đình (Phần 3)


Series bài viết về Tài chính cá nhân cho người trẻ


Bảo vệ (Protection): Điều bạn chưa biết về bảo hiểm

Bảo vệ ở đây chính là các thể loại bảo hiểm mà chúng ta nên có. Ở đây mình muốn làm rõ bản chất của bảo hiểm là 1 dạng chi phí, chúng ta bỏ tiền ra để mua sự an tâm, đổi lại khi có sự kiện rủi ro xảy ra thì sẽ được bồi thường 1 số tiền lớn, nếu sự kiện rủi ro không xảy ra thì chúng ta sẽ mất phần phí đã đóngTất cả các loại bảo hiểm trên đời này (trừ bảo hiểm xã hội) đều có chung bản chất như vậy. Vì vậy, nếu có ai đó giới thiệu cho các bạn 1 loại bảo hiểm vừa để bảo vệ vừa để tích lũy/đầu tư thì đừng tin, nói như vậy là hoàn toàn không hiểu gì về bản chất của bảo hiểm và tài chính cá nhân/gia đình cả.
OK giờ mình sẽ điểm qua các loại bảo hiểm (trừ BHXH) mà chúng ta nên có, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Bảo hiểm y tế: Là cái bảo hiểm của Nhà nước mà phí đâu đó khoảng 350k/năm đó. Bảo hiểm này ai cũng phải có, không nên coi thường một chút nào. Có thể nếu bạn hắt hơi sổ mũi thì đi khám dịch vụ cũng được chứ chẳng ai đi khám BHYT, nhưng một khi có bệnh nặng cần điều trị thì BHYT có thể giúp gánh được 1 phần không nhỏ chi phí điều trị. Như mình đã nói ở trên, BHYT là 1 dạng chi phí, không ốm đau vào bệnh viện thì sẽ mất 350k mà không được gì cả.

Bảo hiểm sức khỏe: Tương tự như bảo hiểm y tế nhưng mà là của tư nhân (Bảo Việt, Liberty, VBI, Pacific Cross, PTI, v.v). Ngoài kia có rất nhiều công ty bán BHSK để chúng ta so sánh lựa chọn. Phí hàng năm thường rơi vào khoảng từ 2-10tr/năm tùy gói. Nên có để được chi trả những chi phí ngoài BHYT không chi trả, nếu công ty nơi các bạn làm việc mua cho rồi thì thôi (có mua thêm cũng không được bồi thường 2 lần đâu). Như mình đã nói ở trên, BHSK cũng là 1 dạng chi phí, không ốm đau vào bệnh viện thì sẽ mất 2-10tr mà không được gì cả.

Bảo hiểm nhân thọ: Đây rồi, đây là phần mà mình thấy 96.69% người đã mua BHNT không hiểu gì cả và dẫn đến mua sai -> Chỉ béo công ty bảo hiểm + tư vấn viên. Để mị nói cho mà nghe…
À trước khi nói thì mình phải tuyên bố xung đột lợi ích, đó là mình có đi bán BHNT dạo (như dưới sign), lý do nhảy vào mảng này là vì mình đã từng là người đi mua BHNT và nhận thấy hầu hết các tư vấn viên hoặc là không hiểu về bản chất của BHNT, hoặc có xung đột lợi ích vì lương/hoa hồng của họ gắn trực tiếp vào số hợp đồng/số phí thu được của khách hàng. Đó là lí do vì sao mà hầu hết các khách hàng mua BHNT đều mua sai (hoặc quá đắt hoặc không phù hợp với tình hình tài chính của cá nhân/gia đình), đổi lại cái thiệt của khách hàng chính là hoa hồng của tư vấn viên và lợi nhuận của công ty bảo hiểm. Vì vậy mình quyết định đi bán BHNT dạo là trước là để tự bán cho bản thân + người thân/bạn bè, sau là để giúp các khách hàng khác mua đúng cái họ cần.

Đầu tiên, nói về xung đột lợi ích, các bạn có thể xem bảng dưới đây mình copy từ Thông tư 50/2017 của Bộ Tài chính quy định về mức hoa hồng tối đa cho tư vấn viên sản phẩm BHNT:

1593586278650.png

Tạm bỏ qua các khái niệm bảo hiểm, các bạn có thể thấy mức hoa hồng của tư vấn viên BHNT tối đa theo quy định thường rơi vào khoảng 30-40% phí bảo hiểm năm đầu khách hàng đóng (các năm tiếp theo giảm dần – không đáng kể). Tuy nhiên, mặc dù BTC quy định mức hoa hồng tối đa như vậy, nhưng các công ty bảo hiểm thường tìm cách lách và nâng mức hoa hồng lên thông qua hình thức thưởng, nếu tư vấn viên và/hoặc đội nhóm của tư vấn viên (yup, đa cấp đó) đạt KPI trong kỳ. Vì vậy, hoa hồng cho 1 tư vấn viên có thể lên đến 70-80% phí bảo hiểm thu của khách hàng nếu tvv đó đạt KPI. Điều này tạo ra xung đột lợi ích vô cùng lớn, cộng với việc rất nhiều khách hàng (và bản thân tvv) không có đủ hiểu biết về BHNT/tài chính cá nhân, dẫn đến việc nhiều tvv sẽ tìm cách bán những gói đắt tiền nhất có thể cho khách hàng mặc dù nó không hề phù hợp với tình hình tài chính của cá nhân/gia đình khách hàng đó.

OK quay lại phần chính về BHNT. “Nhân” có nghĩa là “con người”, còn “thọ” có nghĩa là “tính mạng”. Vậy BHNT là bảo hiểm tính mạng con người, có nghĩa là nếu bạn (người được bảo hiểm) chết/thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì gia đình bạn sẽ nhận được 1 khoản bồi thường. Sản phẩm này có 1 tên gọi khác là “bảo hiểm tử kỳ” (như trong bảng phía trên), là bản chất nguyên thủy của BHNT. Như mình đã nói ở trên, BHNT cũng là 1 dạng chi phí, không ai chết/thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì sẽ mất phần phí đóng mà không được gì cả.

Trước tiên, mình hi vọng các bạn hiểu là BHNT là 1 sản phẩm nên có. Tưởng tượng các bạn đang áp dụng các nguyên tắc tài chính cá nhân/gia đình như mình chia sẻ ở trên rất thành công, hi vọng vào 1 tương lai sáng ngời đủ tiền mua nhà mua xe cho con cái đi học. Đùng 1 cái bạn ra đường bị tai nạn, nặng thì tử vong nhẹ thì thương tật mất khả năng lao động, thu nhập gia đình giảm sút, tích lũy không còn. Đây chính là những rủi ro mà BHNT có thể bảo vệ giúp bạn.

Nếu các bạn đi mua BHNT, mình có thể khẳng định là 99% tvv sẽ không giới thiệu cho các bạn bảo hiểm tử kỳ, mà thay vào đó họ sẽ giới thiệu bảo hiểm hỗn hợp. Bảo hiểm hỗn hợp bản chất là bảo hiểm tử kỳ + phần tích lũy/đầu tư thêm. Phần bảo hiểm tử kỳ thì giống nhau, nhưng phần khách hàng thiệt (đổi lại công ty bảo hiểm/tvv được lợi) chính là phần tích lũy/đầu tư thêm. Mình sẽ giải thích kĩ hơn ở dưới đây.

1593586341165.png

Hình trên là minh họa 1 cách đơn giản cấu trúc của phí bảo hiểm mà khách hàng đóng, trong đó có 3 phần chính:

  • Phí ban đầu: Được tính bằng X% của phí bảo hiểm (X cố định, được ghi rõ trong hợp đồng). Phần này là phần khách hàng mất trắng, được sử dụng để chi trả hoa hồng cho tư vấn viên (có thể lên đến 70-80% như mình nói ở trên) + chi phí hoạt động của công ty bảo hiểm.
  • Phí bảo hiểm rủi ro: Cái này cũng là chi phí khách hàng mất, nhưng không phải mất trắng mà được sử dụng để chi trả cho phần bảo hiểm rui ro. Phần này thì có công thức để tính, ví dụ với STBH là 1 triệu thì phí sẽ là X nghìn đồng. Nếu khách hàng mua bảo hiểm bảo vệ 1 tỷ thì phí bảo hiểm rủi ro sẽ là X triệu đồng (X nghìn nhân với 1,000). Công thức tính như thế nào thì có hẳn cả 1 chuyên ngành Toán ở bậc Đại học về Định phí bảo hiểm (Actuary), mình ko học nên ko rõ. Nhưng về cơ bản thì vì đều dựa vào công thức nên phí bảo hiểm rủi ro giữa các công ty bảo hiểm hầu như là giống nhau. Mình thấy nhiều khách hàng khi mua BHNT phải mất công đi hỏi giữa các công ty khác nhau để so sánh bên nào rẻ hơn, việc này là không cần thiết.

Phí bảo hiểm của sản phẩm tử kỳ thì chỉ bao gồm 2 cấu phần trên. Phí bảo hiểm của sản phẩm hỗn hợp thì ngoài 2 phần trên còn có 1 phần nữa:

  • Khoản tích lũy/đầu tư thêm: Khoản này bản chất không liên quan gì đến bảo hiểm, mà tương tự như việc bạn đầu tư vào quỹ mở như mình nói ở trên. Khoản tiền này bản chất là bạn ủy thác cho công ty bảo hiểm để họ mang đi đầu tư hộ, sau này họ sẽ trả lại cho bạn.

Vì sao mình lại nói phần tích lũy/đầu tư thêm là thiệt cho khách hàng?
Thứ nhất, phần tích lũy thêm làm tăng TỔNG phí bảo hiểm khách hàng đóng (hình minh họa trên). Vì phí ban đầu được tính bằng X% của tổng phí bảo hiểm (X cố định), nên việc có thêm phần tích lũy sẽ làm tăng phí ban đầu, một loại phí mà khách hàng mất trắng còn tvv/ctbh được hưởng như phân tích ở trên.
Đối với sản phẩm truyền thống, lợi nhuận dự kiến khách hàng được hưởng trên phần tích lũy thêm hiện tại khoảng 5%/năm, thấp hơn cả gửi tiết kiệm (7%/năm). Vậy tại sao phải bỏ tiền vào BHNT để tích lũy trong khi đơn giản hơn có thể mang đi gửi tiết kiệm?
Thứ ba, vì phần tích lũy thêm làm tăng phí bảo hiểm, khách hàng có thể thấy phí bảo hiểm cao quá và yêu cầu giảm bớt bằng cách giảm bớt mức bảo vệ đi. Điều này có thể khiến cho việc mua BHNT trở nên vô nghĩa khi cả phần bảo vệ lẫn phần tiết kiệm đều thấp. Mình đã gặp rất nhiều trường hợp như thế này.

Vì sao các tvv luôn giới thiệu cho khách hàng sản phẩm hỗn hợp thay vì tử kỳ?
Đơn giản là vì bản thân tvv và khách hàng không hiểu bản chất của BHNT như mình phân tích ở trên. Các công ty BHNT ở Việt Nam 30 năm qua đã làm rất tốt việc “nhồi sọ” thị trường, rằng BHNT mang đến lợi ích kép vừa được bảo vệ lại vừa được tiết kiệm. Vì thế đến thời điểm hiện tại, khi nhắc đến BHNT, hầu như mọi người ngoài cân nhắc quyền lợi bảo vệ còn cân nhắc cả quyền lợi tiết kiệm xem sau 20-30 năm nữa nhận lại được bao nhiêu tiền. Điều này là hoàn toàn vô nghĩa, lãng phí, và sai bản chất của bảo hiểm.

OK vậy từ giờ chúng ta sẽ chỉ mua BH tử kỳ thôi, không mua BH hỗn hợp nữa nhé?
Không, rất tiếc là mọi thứ lại không đơn giản như thế 

:sleep:

 Thực tế ở Việt Nam ngoài rủi ro tử vong/tai nạn, khách hàng còn rất quan tâm đến rủi ro bệnh hiểm nghèo. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo thường là sản phẩm bổ sung, phải mua BHNT trước rồi mới được đính kèm thêm BH bệnh hiểm nghèo. Và phần lớn (mình tin là 100% nhưng ko chắc chắn) các công ty BHNT sẽ chỉ bán BH bệnh hiểm nghèo cho bạn nếu bạn mua BH hỗn hợp; còn nếu bạn đòi mua BH tử kỳ thì họ sẽ không bán cho bạn BH bệnh hiểm nghèo. Cái này đơn giản là chính sách bán hàng của các công ty BHNT và mình không làm gì được.

Khó thế, vậy phải làm thế nào?
Đoạn này mình xin phép chỉ tiết lộ là có cách để giúp khách hàng cân bằng giữa việc bị bắt phải mua BH hỗn hợp để được mua thêm BH bệnh hiểm nghèo với việc giảm thiểu phí ban đầu để tránh lãng phí cho khách hàng. Cơ mà làm thế nào mình xin phép được giữ lại để tư vấn riêng cho khách hàng, mình chỉ giải thích về mặt bản chất của BHNT ở đây thôi, còn cụ thể từng trường hợp thế nào nếu các bạn có nhu cầu thì pm mình nhé 

:D

Nguồn: kiến thức – Tài chính cá nhân/Tài chính gia đình | theNEXTvoz