Bạn có bao giờ được người khác giới thiệu một loại thuốc để giải quyết triệu chứng nào đó, sau khi uống nó, bạn cảm thấy rõ rệt triệu chứng đó giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, sau đó nhận ra rằng loại thuốc đó không có thành phần hoạt tính nào giúp giảm triệu chứng? Điều này là do hiệu ứng placebo, với niềm tin và kỳ vọng của bạn tác động đến tâm lý và sinh lý của cơ thể bạn. Mặc dù thuốc không có thành phần hoạt tính, nhưng niềm tin của bạn vẫn giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Hiệu ứng placebo, còn gọi là giả dược xuất hiện rất sớm, từ những năm chín mươi của thế kỷ 19. Đây là thuật ngữ để mô tả những loại thuốc không có dược chất, không có giá trị chữa bệnh lâm sàng. Những viên thuốc này thường được các bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân ít có biểu hiện bệnh hay triệu chứng lâm sàng, hoặc khi mắc bệnh tưởng nhưng trên thực tế hoàn toàn khỏe mạnh, không có vấn đề về sức khỏe.
Hiệu ứng Placebo sẽ có tác dụng khi người bệnh có 2 yếu tố, đó là tính kỳ vọng và tính điều kiện.
- Tính kỳ vọng: Người bệnh luôn mong đợi và hy vọng thuốc có tác dụng tốt đối với sức khỏe
- Tính điều kiện: Yếu tố này được so sánh giống như các phản xạ có điều kiện. Trường hợp người bệnh trước đây đã được điều trị trong môi trường tốt và điều trị khỏi bệnh, thì lần sau người bệnh sẽ có tâm lý điều trị tại nơi trước đây đã điều trị khỏi bệnh.
Ứng dụng tích cực:
- Điều trị bệnh tật: đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng của một số bệnh như đau lưng, mệt mỏi, và rối loạn lo âu, trầm cảm.
- Tăng sự tin tưởng và sự tự tin của người sử dụng vào một sản phẩm.
- Tạo hiệu ứng vượt trội: Sử dụng hiệu ứng placebo có thể giúp tạo ra sự chú ý và đánh giá tích cực đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ứng dụng tiêu cực:
- Rủi ro về chữa trị: Nếu người dùng chỉ tin vào hiệu ứng placebo mà không tìm kiếm điều trị thực sự cho một bệnh tật, có thể gây ra sự chậm trễ hoặc sai sót trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Lừa đảo: Việc tác động tâm lý khiến người dùng tin vào sản phẩm có hiệu quả nhưng thực tế sản phẩm lại không hề có tác dụng gì.