Uncategorized · 13/02/2021 0

Tóm tắt 1000 năm bắc thuộc và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta

Năm 257 TCN, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất 2 bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt lại với nhau.

Sau đó, ông đã bảo vệ đất nước thành công trước cuộc xâm lược của nhà Tần.

Nhưng đến năm 179 TCN, nước Âu Lạc của An Dương Vương lại bị quân của Triệu Đà tiêu diệt.

Sau khi sát nhập nước ta vào đất Triệu. Thì Triệu Đà đã chia lãnh thổ nước ta làm 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân

Đến năm 111 TCN, Hán Vũ Đế cho quân xuống nam và diệt được nhà Triệu. Dẫn tới chủ quyền cai trị lãnh thổ miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta cùng với đất Lưỡng Quảng của nhà Triệu bị chuyển sang cho nhà Tây Hán tiếp quản.

Sau khi nhà Hán chiếm được nước ta, thì đã thi hành các chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc đối với người Việt tại Giao Chỉ. Đỉnh điểm là khi Tô Định, được nhà Đông Hán phong làm thái thú. Sau đó Tô Định đã tăng cường vơ vét của cải, bóc lột nhân dân ta và thi hành các chính sách đồng hóa vốn đã tàn bạo nay còn tàn bạo hơn.

Dẫn đến, nhân dân ta bất ngờ nổi dậy khởi nghĩa dưới sự kêu gọi của Trưng Trắc và Trưng Nhị (Hai Bà Trưng) vào năm 40

Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hán đóng ở nước ta, nhanh chóng bị quân khởi nghĩa tiêu diệt. Tô Định biết tin, thì vội vã xách quần chạy về nước.

Sau khi đánh đuổi được quân Hán, thì Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, hay còn gọi Trưng Vương

Tưởng rằng nước ta từ đây sẽ được độc lập vĩnh viễn, nhưng không. Vào năm 41, nhà Đông Hán huy động 2 vạn quân do Mã Viện chỉ huy chia làm 2 cánh thủy và bộ sang xâm lược nước ta.

Quân nước ta lúc này, do có nhiều thủ lĩnh không phục hai vua là phụ nữ, nên nhanh chóng tan rã và tự ly khai, khiến sức mạnh của quân khởi nghĩa bị suy giảm. Cộng với thế quân Hán đang rất mạnh, nên Hai Bà Trưng đành lui quân về giữ Cấm Khê.

Năm 43, quân Hán tấn công tổng lực vào Cấm Khê, Hai Bà Trưng liều chết chống cự, xong đều tử trận. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

Từ đây, nước Việt ta lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán và cũng là bắt đầu cho thời Bắc thuộc lần 2.

Vào cuối thời Đông Hán, Thái Thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp đã xin nhà Hán cho 3 người em của mình làm thái thú ở các quận Hợp Phố, Cửu Chân và Nam Hải.

Triều đình nhà Hán khi này, sau cuộc phản loạn của giặc khăn vàng đã rất suy yếu dẫn đến không thể quản lý vùng Giao Châu xa xôi nữa nên mặc nhiên thừa nhận. Từ đây họ Sĩ chính thức kiểm soát hoàn toàn Giao Châu

Đến năm 192, người bản địa ở quận Nhật Nam đã theo Khu Liên khởi binh chống nhà Hán quân Hán ở phía Nam rất mỏng nên bất lực trước cuộc khởi nghĩa của Khu Liên dẫn đến phía Nam của Nhật Nam trở thành nước Chăm Pa tách hẳn sự cai trị của nhà đông Hán và các triều đại Trung Hoa sau này

Năm 210, trước sự uy hiếp của Tôn Quyền ở phía bắc Sĩ Nhiếp đành thuần Phục Nhà Ngô. Từ đây, Giao Châu nằm dưới sự kiểm soát của Đông Ngô

Một thời gian sau, do không chịu nổi sự áp bức của quan viên Đông Ngô thì nhân dân ta dưới sự kêu gọi của Triệu Thị Trinh, tức Bà Triệu, đã nổi dậy khởi nghĩa vào năm 248 quân Ngô trấn thủ ở quận Cửu Chân nhanh chóng bị quân khởi nghĩa của Bà Triệu tiêu diệt. Mỗi khi nghe tới việc phải đi đàn áp quân Bà Triệu là quân Ngô lại lo lắng đến kinh hồn bạt vía.

được tin cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu đang lan nhanh thì Tôn quyền lập tức hạ lệnh cho Lục Dận, là cháu của Lục Tốn sang làm thứ tự Giao Châu, dẫn 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa

Lục Dận sau khi đến nước ta, thì đã dùng vàng bạc, của cải mua chuộc một số lãnh thổ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân. Nhưng quân khởi nghĩa của Bà Triệu vẫn kháng cự ác liệt với quân Đông Ngô

Xong, do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên kết quả cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị quân Ngô dập tắt.

Vào cuối thời Đông Tấn, quyền thần Lưu Dụ nắm mọi quân quyền, Tấn Đế giờ chỉ là bù nhìn. Ngoài ra, nhà Tấn đang tập trung cho việc đánh dẹp Ngũ Hồ ở Trung Nguyên nên nơi lỏng phòng bị ở phía nam. Dẫn đến nước Lâm Ấp (Chăm Pa) thường xuyên mang quân ra đánh phá các quận phía nam Giao Châu.

Đến năm 446, do không chịu được sự quấy nhiễu của Lâm ấp thêm 1 phút nào nữa nên nhà Lưu Tống quyết định phát binh dằn mặt Lâm ấp

Tháng 5 năm đó, quân Lưu Tống đánh chiếm được các khu vực phía bắc Lâm Ấp dẫn đến Lâm Ấp buộc phải dốc hết quân ra trận, nhưng kết quả là bị quân Lưu Tống đánh cho tan nát.

Sau trận thua nặng này thực lực của Lâm Ấp suy yếu hẳn. Từ đó Lâm Ấp không xâm phạm vào Giao châu nữa và nước ta vẫn tiếp tục bị đô hộ bởi các triều đại nam triều của Trung Hoa.

Cho đến năm 542 vào thời Nam Triều nhà Lương, Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư, do thi hành chính sách hà khắc tàn bạo dẫn đến mất lòng dân.

Lý Bí là một người đang giữ chức Giám quân ở Đức Châu đã nhân cơ hội này mà liên kết với hào kiệt các châu khác cùng nhau khởi binh chống nhà Lương

Kết quả, Lý Bí đã thành công trong việc chiếm giữ thành Long Biên và ép Tiêu Tư buộc tháo chạy về nước.

Tháng 4 cùng năm, Lương Vũ Đế hạ lệnh cho các khu vực phía nam giao châu hợp binh chống lại Lý Bí.

. Nhưng Lý Bí đã chủ động cho quân đánh trước và đã thành công đánh tan quân Lương ở phía nam làm chủ toàn bộ Giao Châu

8 tháng sau, nhà Lương tiếp tục phát binh tấn công nước ta. Khi quân Lương đi đến Hợp Phố, thì bị quân của Lý Bí phục kích tại đây. Kết cục, toàn bộ quân Lương bị đánh tan, chết hơn phân nửa.

Năm 543, vua Lâm Ấp bất ngờ cho quân tấn công quận Nhật Nam, nhưng lại bị quân ta đánh bại.

Sang năm sau, thì Lý Bí chính thức xưng đế và tự xưng là Nam Việt Đế đặt niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân.

Đó cũng là lần đầu tiên nước ta có hoàng đế và niên hiệu Thiên Đức cũng là niên hiệu riêng đầu tiên để chứng tỏ nước ta giành lại độc lập từ tay các triều đại phương bắc.

Nhưng vào năm 545, nhà Lương lại tiếp tục phát binh xâm lược nước ta

Lý Nam Đế đem ba vạn quân ra chống, nhưng lại bị quân Lương đánh bại.

Các tướng theo Lý Nam Đế, đa số đều chết trận.

Đến tháng 8 cùng năm, thì Lý Nam Đế tiếp tục đem hai vạn quân ra phản kháng

nhưng vẫn bị quân Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy đánh bại. Buộc Lý Nam Đế phải lui giữ ở trong động Khuất Lão.

Lý Nam Đế đành ủy thác cho Tả tướng Triệu Quang Phục giữ việc nước và điều quân đi đánh Bá Tiên.

Nhưng đến ngày 13/04/548, thì Lý Nam Đế bệnh mất, hưởng thọ 46 tuổi.

Sau khi Lý Nam Đế mất, thì Triệu Quang Phục trở thành người đứng đầu và tự xưng là Triệu Việt Vương.

Cũng trong thời gian này, quân của Triệu Việt Vương cùng với Trần Bá Tiên đang ở thế giằng co, không phân thắng bại.

Tưởng rằng cuộc kháng chiến sẽ diễn ra trường kỳ

Thì vào tháng 9 năm 548

Tướng nhà Lương là Hầu Cảnh đang nắm giữ Dự châu bất ngờ làm phản, sử gọi là Loạn Hầu Cảnh.

Quân phản loạn nhanh chóng đánh hạ kinh thành Kiến Khang của nhà Lương. Khiến toàn bộ thiên hạ trấn động

nhà Lương vì thế đành triệu gấp Trần Bá Tiên về dẹp phản loạn.

Nhân cơ hội này, thì vào năm 550, Triệu Việt Vương tung quân ra đánh. Kết quả, quân Lương nhanh chóng bị quân ta đánh cho tan vỡ, rồi tháo chạy về phương Bắc. Triệu Việt Vương lấy lại được nước Vạn Xuân và đóng đô ở thành Long Biên.

Đến Năm 555, anh của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo, đang làm Đào Lang Vương ở nước Dã Năng, đã bất ngờ qua đời. Quân chúng khi này đành suy tôn người cháu trong họ, là Lý Phật Tử lên nối ngôi. Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với Triệu Việt Vương.

Hai bên năm lần giáp trận, nhưng chưa phân thắng bại. Sau đó thì hai bên giảng hòa.

Nhưng không ngờ, Lý Phật Tử lại là một con người nham hiểm. Sau khi nghị hòa thành công, thì Lý Phật Tử đã học cách làm của Triệu Đà khi xưa. Là cho con trai ở rể bên Triệu Việt Vương, rồi mang bí mật quân sự về cho mình. Mưu kế của Lý Phật Tử diễn ra thành công và có được bản đồ bố trí phòng vệ của quân Triệu Việt Vương.

Sau đó, Lý Phật Tử bất ngờ mang quân đánh úp Triệu Việt Vương. Triệu Việt Vương thua to, rồi nhảy xuống biển tự vẫn.

Sau khi đánh bại được Triệu Việt Vương, thì Lý Phật Tử lên làm vua cả nước, tức Hậu Lý Nam Đế đóng đô ở Phong Châu. Đất nước ta từ đây được thái bình trong 45 năm tiếp theo.

Nhưng đến năm 602, thì Tùy Văn Đế, tức Dương Kiên đã hạ lệnh mang quân xuống nam xâm lược nước ta.

Lý Phật Tử mang quân ra chống, nhưng đều bị quân Tùy đánh bại. Không lâu sau, thì Lý Phật Tử tuyên bố đầu hàng. Nước Vạn Xuân mất. Từ đây nước ta tiếp tục chịu sự đô hộ bởi giặc phương bắc.

Năm 713, do không chịu được sưu cao, thuế nặng của nhà Đường nên Mai Thúc Loan đã kêu gọi nhân dân đứng lên khởi nghĩa chống lại nhà Đường. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở vùng nghệ an ngày nay và nhanh chóng lan ra các khu vực xung quanh.

Đến tháng 4 cùng năm, thì Mai Thúc Loan xưng đế, sử gọi là Mai Hắc Đế. Sang năm sau, thì quân của ông đã lên tới chục vạn người và quân khởi nghĩa nhanh chóng đánh chiếm được thành Tống Bình (Hà Nội)

8 năm sau, nhà Đường huy động 10 vạn quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.

Kết quả, quân khởi nghĩa bị đánh bại, Mai Hắc Đế đành rút vào rừng để kháng chiến, sau đó thì ông bệnh mất.

Con trai thứ ba của ông là Mai Thúc Huy lên kế vị và tiếp tục chống trả các cuộc tấn công của nhà Đường. Cho tới năm 723, thì cuộc khởi nghĩa bị dập tắt hoàn toàn

Năm 766, khởi nghĩa của Phùng Hưng nổ ra, quân khởi nghĩa nhanh chóng kiểm soát được Giao Châu nhưng ông cầm quyền được 7 năm thì qua đời

Phùng An lên nắm quyền nhưng sau đó thì lại hàng nhà Đường vào năm 791.

Đến cuối thời nhà Đường, các tiết độ sứ các nơi đứng lên tự lập và chỉ còn thần phục nhà Đường trên danh nghĩa, dẫn đến nhà Đường không còn có thể kiểm soát vùng Giao Châu nước ta được thêm nữa

Nhận ra được điều này, thì Khúc Thừa Dụ đã vận động người dân nổi dậy, và thành công đánh đuổi được quân Đường làm chủ thành Đại La. Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lập mình làm tiết độ sứ Tĩnh Hải Quân

Nhà Đường khi này đã quá yếu, nên đành chấp thuận cho ông làm tiết độ sứ.

Năm 907, Chu Ôn soán ngôi nhà Đường lập ra nước Hậu Lương. Cũng nhân lúc nhà Đường sụp đổ, và trung hoa bước vào thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc thì ở nước ta, Tĩnh Hải quân tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ đã đứng lên tự lập và khởi đầu cho việc nước ta thoát ly khỏi lịch sử các triều đại phương Bắc

K hông lâu sau Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên kế vị và phong cho con là Khúc Thừa Mỹ làm “Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu” để kế vị.

Đến cuối năm 917, thì Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ lên thay. Tình hình nước ta vẫn tiếp tục yên ổn nhân dân ấm no dưới sự trị vì của họ Khúc.

Một thời gian sau, sau khi đánh bại quân Sở vào năm 928 và ổn định tình hình biên giới phía bắc, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm đem quân đi đánh Tĩnh Hải quân vào năm 930.

Khúc Thừa Mỹ đem quân ra đánh nhưng không chống nổi và bị bắt giải về Nam Hán.

Sang năm sau, thì một bộ tướng của họ Khúc là Dương Đình Nghệ mang quân đánh đuổi được quân Hán giành lại được thành Đại La. Sau đó, ông tự xưng là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân.

Tháng 03/937, Dương Đình Nghệ nắm quyền được 8 năm, thì bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết. Sau đó, Kiều Công Tiễn lên nắm quyền, rồi thần phục Nam Hán.

Được tin Kiều Công Tiễn làm phản và thấy việc quy phục nước Nam Hán là nguy hại cho công cuộc tự chủ mà họ Khúc và họ Dương đã xây dựng. Nên Ngô Quyền, là nha tướng và cũng là con rể của Dương Đình Nghệ lúc ấy đang cai quản Ái Châu, đã phát binh đi đánh Kiều Công Tiễn.

Kiều Công Tiễn biết tin, thì vội sai sứ sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán Lưu Nghiễm nhân cơ hội Kiều Công Tiễn đem thư sang cầu cứu, xin mượn binh đánh Ngô quyền. Thì lập tức hạ lệnh thân chinh, cùng con là Hoằng Tháo xuất binh nam hạ

Lúc này, quân của Ngô Quyền đã hạ được thành Đại La, giết được Kiều Công Tiễn.

Sau đó Ngô Quyền cho tiến hành bày trận trên sông Bạch Đằng đón quân Nam Hán.

11/938, hai bên bắt đầu giao chiến trên sông Bạch Đằng, kết quả quân Nam Hán thua to, Hoằng Tháo bị giết. biết tin chiến bại, Lưu Nghiễm cùng tàn quân vội vã tháo chạy về nước.

Chiến thắng Bạch Đằng vào năm 938, đã chính thức đánh dấu cho sự chấm dứt của 1000 năm bắc thuộc của các triều đại phong kiến phương Bắc

và mở ra một thời kỳ tự chủ cho nhân dân ta.

Hết

Nguồn Tóm Tắt Nhanh: 1000 Năm Bắc Thuộc Và Các Cuộc Khởi Nghĩa Của Nhân Dân Ta | Tóm Tắt – YouTube