Chưa phân loại · 31/01/2021 1

Các hiểu lầm thường gặp về tiết kiệm và đầu tư

Bài này mình tìm thấy trên mạng và cảm thấy rất bổ ích và quan trọng với tất cả các bạn trẻ, vì vậy xin được phép chia sẻ lại lên blog này. Cám ơn bác kimiquy

– Lưu

Tiếp nối chuyên mục trước, khi mình nói về đầu tư, [Sưu tầm] Tài chính cá nhân / Tài chính gia đình (Phần 2). Ở phần này, mình sẽ trình bày nhưng hiểu lầm thường gặp về tiết kiệm và đầu tư mà mọi người hay mắc phải.

Trước hết, mình xin nhắc lại 4 nguyên tắc khi đầu tư, đó là:

  • Nguyên tắc 1: Đa dạng hóa
  • Nguyên tắc 2: Chỉ đầu tư vào những tài sản mà mình có hiểu biết về nó
  • Nguyên tắc 3: Bắt đầu càng sớm càng tốt
  • Nguyên tắc 4: Giảm thiểu phí xuống mức thấp nhất có thể

Hiểu lầm 1: Mình mới ra trường, đi làm lương 7-8 củ thì tiết kiệm được bao nhiêu đâu mà phải khổ thế.

Okie, thứ nhất là theo nguyên tắc 3 ở trên, bắt đầu càng sớm càng tốt. Tất nhiên khi bắt đầu thì có thể không được bao nhiêu thật, nhưng nhìn vào cơ cấu tài chính cá nhân/gia đình như mình chia sẻ ở đây thì có rất nhiều nguyên tắc, mỗi nguyên tắc đều đóng góp 1 phần nhỏ vào quá trình tích lũy tài sản dài hạn của mình. Không nguyên tắc nào có thể giúp chúng ta giàu nhanh cả, nhưng tổng hợp lại thì có thể giúp mọi người làm giàu chậm bền vững 

:D

Thứ hai là sự hiểu lầm này còn hàm ý đánh giá thấp sức mạnh của việc tiết kiệm/đầu tư kỷ luật. Mình đã từng làm 1 khảo sát nhỏ các bạn bè đồng trang lứa, có background cơ bản (nhà ở HN, tốt nghiệp ĐH, chưa lập gia đình, làm công ăn lương, v.v); câu hỏi là theo bạn thì với 1 người có background như vậy sau khoảng 5-6 năm đi làm có thể tích lũy được bao nhiêu tài sản. Câu trả lời mà mình nhận được phần lớn rơi vào khoảng 200-300tr; tuy nhiên theo mình tính toán thì con số hợp lý phải rơi vào khoảng 500-600tr như bảng minh họa dưới đây.

1593494478293.png

Một lần nữa mình xin nhấn mạnh lại là bảng này chỉ mang tính minh họa, để chứng minh rằng mọi người thường có xu hướng đánh giá thấp khả năng tích lũy của mình khi thu nhập còn thấp. Bảng này ko phải để nói rằng ai cũng phải có 500-600tr ở tuổi 28, con số thực tế phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người.

Mình sẽ quay lại con số 500-600tr này ở phần tiếp theo.

Hiểu lầm 2: Tuổi trẻ là phải trải nghiệm, phải đi đây đi đó, phải chơi chứ ai lại khổ thế.

Về cơ bản thì mình đồng ý với tinh thần là tuổi trẻ thì phải trải nghiệm, đi đây đi đó. Tuy nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Mọi chi tiêu không cần thiết ngày hôm nay, đều để lại hậu quả lâu dài trong tương dài. Sướng trước thì khổ sau, còn khổ trước thì sướng sau. Các nguyên tắc cơ bản như lãi kép, tích lũy sớm mình nói ở trên là những nguyên tắc khách quan, không liên quan gì đến tuổi trẻ hay trải nghiệm của mọi người.

Ngoài ra, mình nghĩ rằng áp dụng các nguyên tắc tiết kiệm, đầu tư kỷ luật không đồng nghĩa với việc khổ. Thực tế bản thân mình vẫn được đi du lịch, mình vẫn ra ngoài ăn nhà hàng với bạn bè gia đình, vẫn sử dụng smartphone, v.v Tuy nhiên, chi tiêu như nào cần phải nằm trong khuôn khổ, phù hợp với tình hình tài chính của cá nhân/gia đình. Mình ví dụ về vấn đề đi du lịch, 1 chuyến du lịch nước ngoài giả sử hết 20 triệu. Giả sử bạn A có background như trong phần hiểu lầm 1, có tài sản tích lũy hiện tại ở mức 200 triệu (theo đúng ý kiến khảo sát của bạn đó), thì chi phí cho chuyến đi du lịch đó tương đương với 10% tổng tài sản của bạn này. Giả sử năm đó là 1 năm thị trường tốt, tài sản của bạn này tăng trưởng 15%/năm, lạm phát giả định là 5%. 15% lợi nhuận trừ đi 10% chi phí đi du lịch, trừ tiếp 5% lạm phát thì coi như là sau 1 năm tài sản của bạn này không tăng trưởng (đồng nghĩa với việc không được hưởng sức mạnh của lãi kép). Còn giả sử bạn B là 1 người có ý thức tiết kiệm tốt ngay từ khi bắt đầu đi làm, đến bây giờ tổng tài sản của bạn ở mức 600 triệu (tương tự bảng minh họa trên). 20 triệu chi phí du lịch lúc này chỉ tương đương 3% tổng tài sản, vậy với mức lợi nhuận tương tự 15%/năm và lạm phát 5%/năm thì sau khi trừ hết chi phí, tài sản của bạn B vẫn tăng trưởng 7%/năm (đồng nghĩa với việc được hưởng sức mạnh của lãi kép). Từ đây các bạn có thể thấy, bạn A hay bạn B, ai là người khổ hơn ai là người sướng hơn?

Hiểu lầm 3: Mình đang thực hành tiết kiệm bằng cách chia tiền vào 6 hũ như trong sách hay dạy, thấy cũng hay.

1593494440474.png

Các bạn đọc mấy sách self-help dạy làm giàu chắc chắn là sẽ gặp hình ảnh của 6 cái hũ này. Mình xin phép nói thẳng luôn là 6 cái hũ này là vớ vẩn (!), làm theo 6 cái hũ này thì chẳng bao giờ các bạn có thể tích lũy được tài sản nào đáng kể cả. Như ảnh trên thì các bạn chỉ tích lũy có 20% thu nhập (hũ tiết kiệm + hũ tự do tài chính), còn lại chi tiêu đến 80%. Như mình đã phân tích ở trên, chúng ta phải cố gắng tăng được Tỷ lệ tiết kiệm càng cao càng tốt, lý tưởng nằm trong khoảng 40-70% thu nhập chứ ko phải 20%. 4 hũ còn lại bản chất đều là chi tiêu, phân bổ như thế nào bên trong mục chi tiêu thì là tùy mỗi người. Nếu tháng này bạn mua iphone thì có thể bạn sẽ phải đi café ít lại trong nhiều tháng sau để bù vào, cố gắng đảm bảo không ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hàng tháng.


Ở bài viết tiếp theo, mình sẽ trình bày về hình thức Bảo vệ (Protection)

Nguồn: Tài chính cá nhân/Tài chính gia đình